Văn hóa Quảng Nam – một góc nhìn

Một trong các sự kiện nổi bật tại Festival Di sản Quảng Nam là Chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ 3

Một trong các sự kiện nổi bật tại Festival Di sản Quảng Nam là Chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ 3.   

Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiều thế hệ danh nhân; mảnh đất “Trung dũng kiên cường” giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến những di sản văn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo với 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh. Nổi bật nhất là 2 Di sản văn hoá thế giới là khu Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn; ngoài ra, có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu,… Bên cạnh đó, Quảng Nam có nhiều di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 120 lễ hội dân gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác có giá trị, như: về âm nhạc có Tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo; nghệ thuật ẩm thực; những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống…

Miền núi Quảng Nam, địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ tu như Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý… đến các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào Cor, Cadong, Xêđăng… những giá trị văn hoá đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội…) tạo ra một bức tranh sinh động, đa sắc về văn hóa phi vật thể đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền làm cho văn hóa Quảng Nam thêm phong phú và đa dạng.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tôc”. cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống ở các địa phương trong tỉnh (các di tích, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công,..) được bảo tồn và phục hồi. Sự phục hồi của các giá trị văn hóa truyền thống không những khẳng định những khía cạnh đặc sắc của văn hóa Quảng Nam, mà còn cho thấy những giá trị ấy được cộng đồng coi trọng và gìn giữ. Sự phục hồi của những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ làm phong phú đời sống văn hóa xã hội, mà còn là nhân tố tích cực (những chuẩn mực về đạo đức, thẩm mỹ) góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng môi trường xã hội ở địa phương lành mạnh.

Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá nhanh; tư tưởng sùng ngoại. sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức lối sống, nếp sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Sự biến tướng của các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ văn hoá: băng đĩa, internet, … đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Bên cạnh các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khá sôi động, nạn mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh, ngoại cảm để trục lợi; các hủ tục còn tồn tại khá nhiều, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội… Nhiều cơ sở in, quảng cáo, nhà hàng karaoke mở tràn lan, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoạt động biến tướng, trá hình, có nhiều biểu hiện tiêu cực. Một số sản phẩm văn hoá, văn học nghệ thuật chất lượng kém được phát hành, truyền bá; không ít sản phẩm không phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, thậm chí độc hại, phản động của nước ngoài xâm nhập vào đời sống xã hội, làm xói mòn đạo đức, lối sống, ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục, làm mai một, biến dạng văn hoá truyền thống, những vấn đề trên đặt ra những thách thức trong việc xây dựng những phẩm chất con người mới, xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh.

BT&ST

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *