Nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa
- Di sản nghệ thuật của Chăm-pa để lại ngày nay gồm điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc,… Trong đó, nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các đền tháp Chăm-pa.
- Trong các di tích kiến trúc Chăm-pa còn tồn tại cho đến ngày nay, Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc có niên đại xưa nhất và quan trọng nhất vì còn giữ được khá nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc.
- Điêu khắc Chăm-pa ở Quảng Nam thể hiện trên ba chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng. Trong đó, phần lớn là sa thạch có niên đại từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.
- Điêu khắc đá Chăm-pa có hai hình thức chính là tượng và phù điêu có chủ đề về tôn giáo, tín ngưỡng.
- Những hình tượng thường thấy trong điêu khắc Chăm-pa: thần Shiva, thần Indra, nữ thần Devi, nữ thần Laskshmi – vợ thần Vishnu, tượng Phật, hình tượng những người cầu nguyện và tu sĩ, tượng người, bò Nandin, chim thần Garudam, sư tử, voi,…
- Những hoạ tiết hoa văn phổ biến trong điêu khắc Chăm-pa: hoạ tiết hoa văn hình cúc, hoạ tiết hoa văn hình hoa sen, hoạ tiết hoa văn hình dây, hoạ tiết hoa văn hình con sâu, hoạ tiết hoa văn hình sóng nước hay ngọn lửa, hoạ tiết hoa văn hình học, hoạ tiết hoa văn hình động vật, …
- Bằng tài năng điêu khắc tuyệt vời, các nghệ nhân Chăm-pa cổ đã đánh thức những tảng đá âm u, mịt mù thành hiện thực sinh động về vẻ đẹp cường tráng, đầy sinh lực của con người núp dưới những chủ đề huyền thoại của thần linh và tôn giáo.
Phù điêu Shiva múa
Voi – sư tử (chất liệu đá)
Hoa văn trên phần Đài thờ Mỹ Sơn
Đầu tượng thần Shiva
Lượt xem 70