3.  Trách nhiệm xã hội trong việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

3.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

      Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vừa thực hiện theo quy định tại Luật số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc Hội vừa đáp ứng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam, hướng đến thực hiện đầy đủ cam kết về:

– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng kí doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên

– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng kí hoặc công bố. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.

 Hội nghị tuyên dương các doanh nghiệp Quảng Nam tiêu biểu vì người lao động năm 2023

Doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Nam đồng hành cùng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh”.

Ngoài các nghĩa vụ chung, trong từng lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các nghĩa vụ do luật chuyên ngành quy định.

3.2.  Trách nhiệm xã hội của ngành giáo dục và đào tạo

      Trong xu thế hội nhập, phát triển cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của giáo dục, đào tạo được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

     Vai trò của giáo dục đối với xã hội được thể hiện ở các nội dung: nâng cao trình độ dân trí, đội ngũ lao động; đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, kĩ thuật cao; bồi dưỡng nhân tài, bảo vệ thể chế chính trị của đất nước. Một trong nhưng trách nhiệm quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đủ năng lực vận hành các khâu của quá trình sản xuất theo hướng hiện đại.

Đối với tỉnh Quảng Nam, trách nhiệm xã hội của ngành giáo dục và đào tạo thể hiện rõ qua một số điểm sau:

– Thực hiện có hiệu quả việc định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông Tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương và các cấp ngành liên quan để xây dựng hệ thống trường đào tạo nghề phù hợp nhằm đảm bảo cung ứng nguồn lao động cho các doạnh nghiệp trên địa bàn, trong nước và xuất khẩu lao động.

– Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông ở cấp THCS và cấp

– Thực hiện đầy đủ chính sách giáo dục đối với miền núi.

Hiện nay, mỗi cơ sở giáo dục cần đảm bảo thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà trọng tâm của Chương trình này là dạy học theo định hướng nghề nghiệp. Mỗi học sinh cần nhận thức rõ về trách nhiệm không ngừng học tập kiến thức, trau dồi kĩ năng, phát huy những thế mạnh sở trường, lựa chọn ngành nghề phù hợp để lao động hiệu quả, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế – xã hội.

– Mỗi học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm không ngừng học tập kiến thức, trao dồi kỹ năng, phát huy thế mạnh sở trường của cá nhân, lựa chọn ngành nghề phù hợp để lập thân lập nghiệp, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đất nước.

– Đối với các trường trung học phổ thông chuyên, ngoài quy định chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, năng lực “đầu ra” để học sinh phấn đấu thực hiện, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Trường Cao đẳng Quảng Nam kí kết hợp tác với đối tác phía Nhật Bản.

 Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *