1. Lợi thế về vị trí địa lí

  • Tỉnh Quảng Nam có vị trí địa lí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Đây là nguồn lực to lớn để tỉnh ta khai thác và phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, vấn đề sử dụng hợp lí các nguồn lực trên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng cần tiếp tục được quan tâm.
  • Tỉnh Quảng Nam có vị trí ở trung độ của cả nước và khu vực nên thuận lợi phát triển các loại hình giao thông vận tải và logistics.
  • Do nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phía đông giáp biển, phía tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nên tỉnh ta có điều kiện giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và với quốc tế.

Cửa khẩu quốc tế Nam Giang

Sân bay Chu Lai-Núi Thành

1.  Khai thác nguồn lực tự nhiên

1.1.  Tài nguyên biển
  • Với đường bờ biển dài trên 125 km và vùng thềm lục địa rộng lớn, Quảng Nam có nguồn tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Nguồn tài nguyên này đang được khai thác theo hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển, gắn kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
  • Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản: Sản lượng khai thác hàng năm đều tăng, trong đó khai thác xa bờ chiếm trên 50% sản lượng. Các phương tiện đánh bắt ngày càng được nâng cấp hiện đại hơn. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh ở một số huyện như Thăng Bình, Núi Thành,… Kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao từng bước được áp dụng và hướng đến hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp.

Bảng 2.1. SẢN LƯỢNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ HẢI SẢN (NƯỚC MẶN, NƯỚC LỢ) TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

(đơn vị: tấn)

Năm201520162017201820192020
Khai thác77.47581.88883.23886.51190.76894.670
Nuôi trồng16.12816.37616.74117.11017.79118.135
  • Ngành vận tải biển: Các cảng biển tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đảm bảo tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn. Trong đó, cảng Chu Lai có cơ sở hạ tầng – kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, tiếp nhận được các tuyến vận tải quốc tế. Định hướng đến năm 2030 cảng Chu Lai trở thành cảng biển loại 1 mang tầm quốc gia và là cảng đầu mối của khu vực miền Trung.
  • Du lịch biển: Có nhiều bãi biển đẹp (Hà My, An Bàng, Bình Minh, Tam Thanh, Biển Rạng,…) và các đảo gần bờ (Cù Lao Chàm, Tam Hải), biển Quảng Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với nhiều du khách. Việc phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo và hoạt động nghỉ dưỡng, thể thao, tổ chức sự kiện,… Để kết nối với các dự án, sản phẩm du lịch biển nổi tiếng ở Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, thời gian tới tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển các khu du lịch tập trung để hình thành chuỗi du lịch, dịch vụ cao cấp ven biển từ Thăng Bình đến Núi Thành.
  • Ngoài ra, còn có các hoạt động khai thác khoáng sản, nghiên cứu thăm dò dầu khí,… tại vùng biển Quảng Nam.

Ngư dân Quảng Nam ra khơi đánh bắt hải sản trên vùng biển

Biển đảo Cù Lao Chàm

Cảng biển Chu Lai-Núi Thành

1.2.  Tài nguyên rừng
  • Thời gian qua, nhờ chuyển hướng sang tập trung xây dựng vốn rừng và đầu tư theo các chương trình, dự án cùng với việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các ban quản lí rừng,… nên độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, đạt gần 60% (2021). Diện tích rừng trồng mới tăng nhanh, hình thành vùng rừng gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Từng bước chuyển đổi trồng rừng sản xuất sang trồng các loại cây gỗ lớn. Hiện nay, nhiều hợp tác xã và hộ dân ở Quảng Nam đã liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức,… để triển khai trồng rừng gỗ lớn. Việc phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp thay đổi cuộc sống của người dân miền núi mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.
  • Công tác bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu dưới tán rừng được chú trọng, từng bước xây dựng các vùng cây dược liệu ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá.

Trồng cây sâm Ngọc Linh 

                               Trồng rừng gỗ lớn

Bảng 2.2. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU Ở MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM, NĂM 2020 (đơn vị: ha)

Tên dược liệuSâm Ngọc LinhQuếSa nhânBa kíchĐẳng sâm
Diện tích954379539464775
1.3.   Tài nguyên nước
  • Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thuỷ điện và hoạt động thuỷ lợi trên địa bàn.
  • Toàn tỉnh hiện có 10 dự án thuỷ điện bậc thang lớn trên thượng nguồn sông Thu Bồn – Vu Gia với tổng công suất phát điện gần 1156 MW và 36 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất phát điện 584,86 MW (2020).
  • Các công trình thuỷ lợi ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ, nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nước về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư, đô thị.

Thủy điện sông Tranh 2

 

Similar Posts